Truy cập nội dung luôn
 
Chào mừng đến với Trang tin Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Tiền Giang.

Chi tiết tin

Tiền Giang một số kết quả nổi bật công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021
26/11/2021

Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của hoạt động tuyên truyền, PBGDPL, Tiền Giang luôn quan tâm và chú trọng đổi mới phương pháp tuyên truyền phù hợp với tình hình mới nhằm đưa công tác này đi vào chiều sâu, bám sát hơn nhu cầu xã hội. Công tác tuyên truyền, PBGDPL được tiếp tục được đẩy mạnh thực hiện bằng nhiều hình thức. Một số kết quả nổi bật, như sau:

- Công tác triển khai, tuyên truyền pháp luật: được thực hiện bằng nhiều hình thức như: Tổ chức hội nghị triển khai, tập huấn; tọa đàm; sinh hoạt Ngày pháp luật; lồng ghép sinh hoạt chi, tổ, hội hàng tháng; thông qua Hội thi; sinh hoạt Câu lạc bộ; trên Đài Truyền thanh - Truyền hình; xét xử lưu động của Tòa án; phiên tòa giả định, các buổi biểu diễn văn nghệ của đội thông tin lưu động; qua hệ thống panô, áp phích; biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền… Kết quả, trong năm 2021, toàn tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến được 30.285 cuộc với 786.401 lượt người tham dự (Trong đó, cấp tỉnh tổ chức 2.123 cuộc với 82.932 lượt người tham dự; cấp huyện tổ chức 5.925 cuộc với 134.549 lượt người tham dự; cấp xã tổ chức 22.237 cuộc với 568.920 lượt người tham dự); Tổng số tài liệu tuyên truyền được biên soạn, phát hành trên địa bàn tỉnh là 1.032.839 bản (cấp tỉnh 550.192 bản[1]; cấp huyện 158.192 bản; cấp xã 24.455 bản); Tổ chức 22 cuộc thi tìm hiểu pháp luật với 33.409 lượt thí sinh tham dự; Trên sóng phát thanh đã phát sóng 87 tin thời sự, 05 bài viết; 52 chuyên mục “Pháp luật và Đời sống”; 52 tiết mục “Dân hỏi chính quyền trả lời”; 52 tiết mục “Pháp luật cần biết”;  06 câu chuyện truyền thanh; Trên sóng truyền hình : Đài đã phát sóng 63 tin thời sự; 20 phóng sự và ghi nhận; 26 chương trình “Hộp thư truyền hình”; 26 chuyên mục “Chính sách pháp luật”; 26 chuyên mục “Cải cách hành chính”; 365 tiết mục “An toàn giao thông”; phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang thực hiện 12 chương trình truyền hình trực tiếp tại phim trường với chủ đề tư pháp về pháp luật.

- Xác định nhiệm vụ trọng tâm, nổi bật của công tác PBGDPL năm 2021 đó là tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật phục vụ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021 – 2026. Kết quả đã biên soạn, in 32.000 quyển tài liệu sinh hoạt Ngày pháp luật với nội dung về bầu cử phát hành đến các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Ủy ban nhân dân, các phòng, ban cấp huyện; UBND cấp xã; ấp, khu phố và tổ nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh; mở chuyên mục “Tài liệu tuyên truyền về bầu cử” trên Trang thông tin PBGDPL Tiền Giang, thông qua đó kịp thời đăng tải quy định của pháp luật về bầu cử... Ở cơ sở đã tổ chức tuyên truyền trực tiếp hơn 17.630 cuộc với hơn 570.425 lượt người tham dự; in và phát hành 111.547 bản (quyển, tờ rơi…) tài liệu tuyên truyền pháp luật về bầu cử… thông quá đó góp phần tạo sự thống nhất về nhận thức, tư tưởng chính trị và thực hiện pháp luật về bầu cử; góp phần bảo đảm cuộc bầu cử dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật và thực sự là ngày hội của toàn dân.

- Các Đề án về PBGDPL được triển khai thực hiện đồng bộ, năm 2021 là năm cuối thực hiện một số Đề án theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, để tiến hành tổng kết Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021 và các Đề án về PBGDPL theo Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ, Sở Tư pháp đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 203/KH-UBND ngày 28/6/2021 về việc tổng kết Chương trình PBGDPL giai đoạn 2017 - 2021 và các Đề án về PBGDPL trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thực hiện Công văn số 1028/BTP-PBGDPL ngày 08/4/2021 của Bộ Tư pháp về việc hướng dẫn tổng kết Quyết định số 705/QĐ-TTg ngày 25/5/2017 của Thủ Tướng Chính phủ và các Đề án về PBGDPL, Sở Tư pháp đã tham mưu Hội đồng phối hợp PBGDPL tỉnh ban hành Công văn số 07/HĐPH ngày 22/4/2021 hướng dẫn các sở, ngành chủ trì Đề án và Hội đồng phối hợp PBGDPL cấp huyện tham mưu và tổ chức thực hiện tổng kết. Các ngành chủ trì Đề án và cấp huyện đều tổng kết bằng hình thức báo cáo văn bản và đã gửi báo cáo tổng kết về Sở Tư pháp. Trên cơ sở đó, Sở Tư pháp đã tổng hợp và tham mưu UBND tỉnh ban hành các báo cáo tổng kết gửi Bộ Tư pháp (Báo cáo số 145/BC-UBND; Báo cáo số 146/BC-UBND và Báo cáo số 147/BC-UBND ngày 28/7/2021); đã trình Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen cho 15 tập thể và 20 cá nhân có thành tích xuất sắc thực hiện Chương trình và các Đề án về PBGDPL trong 5 năm qua.

-  Việc rà soát, kiện toàn Hội đồng cấp tỉnh, cấp huyện, đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật và đội ngũ thực hiện công tác PBGDPL được sự quan tâm thực hiện thường xuyên, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 3.344 Tuyên truyền viên pháp luật; 310 Báo cáo viên pháp luật cấp huyện; 145 Báo cáo viên pháp luật cấp tỉnh.

- Công tác hòa giải ở cơ sở: Việc rà soát, củng cố, kiện toàn lực lượng Hòa giải viên, Tổ hòa giải được sự quan tâm thực hiện thường xuyên, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển của đất nước. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 1.036 tổ, 6.745 hòa giải viên được bố trí đều khắp các địa bàn ấp, khu phố, cụm dân cư trong tỉnh. Trong năm 2021, các Tổ Hòa giải trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận 773 vụ việc, trong đó hòa giải thành 686 vụ việc, hòa giải không thành 86 vụ việc, đang giải quyết 01 vụ việc. Như vậy, tỷ lệ hòa giải thành năm 2021 là 88,75%...

Năm 2021, do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Tiền Giang tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức phù hợp với từng thời điểm, nội dung tuyên truyền phong phú, từ đó đã đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác PBGDPL, các văn bản pháp luật đã thật sự đi vào cuộc sống, giúp cho cán bộ, công chức và Nhân dân hiểu rõ, chấp hành tốt hơn các quy định của pháp luật. Tình hình vi phạm pháp luật, có chuyển biến tích cực, góp phần ổn định an ninh trật tự tại địa phương.  Tuy nhiên phải nói rằng do tình hình dịch bệnh việc tổ chức tuyên truyền pháp luật trực tiếp cũng bị ảnh hưởng không nhỏ vì chủ trương hạn chế tập trung đông người, hạn chế tổ chức tuyên truyền pháp luật trực tiếp, chủ yếu thông qua hình thức biên soạn, phát hành tài liệu, tuyên truyền trên báo, đài, loa truyền thanh, trên trang thông tin điện tử… do đó, hiệu quả công tác này đôi lúc chưa cao.

                                                                                                                                             Thanh Thủy

 

 

[1] Trong đó, có 192.000 quyển tài liệu sinh hoạt ngày pháp luật (16.000 quyển/tháng), phát hành đến các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; các phòng, ban cấp huyện; UBND cấp xã; các ấp, khu phố, tổ nhân dân tự quản trên địa bàn tỉnh.

Tương phản
Đánh giá bài viết(0/5)

Tin mới Tin mới

Tất cả videos
Điểm tin an ninh TGG(19-09)
Giới thiệu Tạp chí điện tử Thương hiệu & Pháp luật(14-09)